Chia sẻ kinh nghiệm khi thành lập doanh nghiệp
Nhiều nhà đầu tư trước khi quyết định thành lập công ty hầu như đều gặp vướng mắc ở các bước làm thủ tục cũng như chưa nắm rõ hết các quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp.
Nếu đang có ý định thành lập doanh nghiệp thì các chủ đầu tư không nên bỏ qua bài viết dưới đây.
1.Kiểm tra tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa?
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố (đáp ứng các điều kiện theo quy định điều 31, 32, 33, 34 Luật doanh nghiệp).
2. Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
3. Chọn ngành nghề định kinh doanh.
Tuỳ từng lĩnh vực hoạt động mà doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện trước khi đăng ký và/hoặc sau khi đăng ký kinh doanh,.
Ví dụ như: kinh doanh ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp phải chứng minh số vốn pháp định trước khi đăng ký kinh doanh...
4.Mô hình Doanh nghiệp cần lựa chọn
- Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Công ty cổ phẩn được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
- Doanh nghiệp tư nhận được thành lập bởi một cá nhân
- Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).
5. Các cá nhân, tổ chức không được thành lập công ty
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
6. Vốn điều lệ cần thiết là bao nhiêu ? Thời gian góp vốn như thế nào?
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp
- Luật không quy định mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty, tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định sau đây, để tìm hiểu về thời hạn góp vốn của các cổ đông/thành viên và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty.
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty.
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật vì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách kế toán, các khoản hạch toán, lãi vay…Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp Luật.
Có nên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu công ty?
Hệ thống bộ nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty thông qua các thông điệp hình ảnh, ngôn ngữ, màu sắc, cách thức truyền thông…. .
Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô của doanh nghiệp là lớn, tính chuyên nghiệp là cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng.
Hệ thống nhận diện thương hiệu cho phép tác động trực tiếp vào hình ảnh nhận thức của khách hàng qua các giác quan và giúp thương hiệu được nhận viết và phân biệt với các thương hiệu khác, hệ thống nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố như tên gọi, logo, slogan, bao bì, giao diện website… được thiết kế đồng bộ và nhất quán để khách hàng dễ nhận diện và ghi nhớ thương hiệu.
Vì vậy để thể hiện sự chuyên nghiệp, nhiều khách hàng biết đến thì tốt nhất công ty nên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu thể hiện được ngành nghề kinh doanh riêng của mình.
Nếu có nhu cầu thiết kế logo, bộ nhận diện cho doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay với Solution Group.
CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN GIẢI PHÁP VIỆT NAM (SOLUTION GROUP)
Hotline: (024).3976.4401/02
Email: contact@solution.com.vn
Website: http://solution.com.vn/