XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu và quy trình triển khai thiết kế nhận diện thương hiệu ngành công nghệ đạt hiệu quả cao.
Đồng thời, bài viết cũng sẽ cung cấp một số kinh nghiệm, một số lưu ý trong quá trình thiết kế về các dự án nhận diện thương hiệu mà Solution đã thực hiện.
1. Tầm quan trọng của nhận diện thương hiệu ngành Công nghệ
Với sự phát triển của công nghệ, ngành công nghệ đã trở thành một trong những lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Theo IDC, vào năm 2021, thị trường toàn cầu cho sản phẩm công nghệ thông tin đạt 5,2 nghìn tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2020.
Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có hơn 70.000 doanh nghiệp công nghệ số và con số tiếp tục tăng lên. Bên cạnh đó, chính sách thu hút đầu tư vào Việt Nam cũng đang thu hút các doanh nghiệp công nghệ trên thế giới gia nhập. Điều này góp phần đẩy mạnh sự khốc liệt của cạnh tranh.
Do dó, chỉ dựa vào chi phí nhân công rẻ, năng lực công nghệ, doanh nghiệp khó phát triển bền vững trong vòng 3-5 năm tới.
Vì vậy, bắt đầu xây xây dựng một thương hiệu mạnh bằng việc phát triển nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp là giải pháp cấp thiết.
Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp nhanh chóng xây dựng thương hiệu, nâng tầm vị thế, mà còn mang nhiều lợi ích khác, cụ thể:
- Xác định và tạo dựng nhận thức của khách hàng: Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp giúp khách hàng nhận ra và nhớ đến thương hiệu của bạn, góp phần tạo ra sự tương tác tích cực giữa thương hiệu và khách hàng.
- Tạo sự khác biệt và tin tưởng: Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ giúp thương hiệu của bạn trở nên độc đáo và tạo sự khác biệt trong mắt khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy tin tưởng vào thương hiệu của bạn, họ sẽ có xu hướng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn thay vì các đối thủ cạnh tranh.
- Tăng khả năng nhận diện thương hiệu: Một bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ dàng nhận diện hơn trong đám đông và thu hút được sự quan tâm của khách hàng tiềm năng.
- Tăng giá trị cho thương hiệu: Khi khách hàng tin tưởng vào thương hiệu của bạn, giá trị của thương hiệu sẽ tăng lên và giúp cho doanh nghiệp của bạn tăng doanh số và lợi nhuận.
- Thu hút nhân tài: Nhóm nhân tài công nghệ thường có yêu cầu cao không chỉ về lương thưởng, họ còn yêu cầu công ty có thương hiệu tốt, chế độ phúc lợi và nhiều thứ khác. Thậm chí họ dễ dàng nhảy việc hơn bất kỳ ngành nào. Vì vậy, để thu hút và giữ chân họ thương hiệu là một yếu tố quan trọng.
Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chỉ là một bước trong quá trình xây dựng thương hiệu, tuy nhiên bước thiết kế rất quan trọng, nó giúp thương hiệu trở nên hữu hình thông qua các thành phần trực quan, cải thiện các điểm chạm giữa thương hiệu và khách hàng cũng như nhanh chóng nâng cấp toàn diện bộ mặt thương hiệu.
2. Bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp trong ngành công nghệ bao gồm những gì?
Xây dựng thương hiệu là một quá trình, mỗi một điểm chạm là một cơ hội cho doanh nghiệp thúc đẩy cảm xúc và trải nghiệm phù hợp để có được thành công. Trong đó, bộ bộ nhận diện thương hiệu chính là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất.
Đầu tiên, quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp nào là bộ nhận diện cốt lõi, bao gồm:
- Tên thương hiệu
- Logo
- Slogan/ Tagline
Tiếp theo, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ cần có bộ nhận diện thương hiệu số mạnh mẽ:
- Website thương hiệu
- Nhận diện ứng dụng mobile
- Phông chữ thương hiệu
- Màu sắc thương hiệu
- Nhận diện mạng xã hội
- Mẫu email Marketing, chữ ký
- E-Profile
- Hình ảnh, video giới thiệu doanh nghiệp
- Báo giá, hợp đồng online
- Mẫu Pitching Slide
- …
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp công nghệ vẫn cần bộ nhận diện văn phòng truyền thống:
- Thiết kế không gian văn phòng
- Profile công ty (bản in ấn)
- Brochure/ Flyer giới thiệu sản phẩm, dịch vụ
- Kẹp hồ sơ
- Giấy tiêu đề
- Phong bì
- Danh thiếp
- Đồng phục
- …
Ngoài ra, một số thành phần được rất nhiều doanh nghiệp công nghệ ưa thích:
- Bộ quà tặng Onboarding dành cho nhân viên mới
- Sổ tay văn hóa doanh nghiệp
- …
Còn rất nhiều thành phần khác, tùy theo mục đích cũng như các điểm chạm giữa khách hàng, nhân viên và thương hiệu, doanh nghiệp có thể lựa chọn thiết kế các thành phần cụ thể, ví dụ:
- Logo cho các sản phẩm phần mềm
- Design System cho hệ thống SaaS
- …
Và cuối cùng, một thành phần không thể thiếu nếu muốn xây dựng thương hiệu bài bản đó chính là: Bộ cẩm nang thương hiệu (Brand Guidelines) – giúp các thành viên có thể truy cập hướng dẫn, tra cứu thông tin về thương hiệu dễ dàng.
3. Quy trình triển khai thiết kế thương hiệu ngành công nghệ
Để xây dựng một thương hiệu lớn mạnh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, quy trình triển khai đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo bộ nhận diện thương hiệu đáp ứng được nhu cầu sử dụng cũng như đóng góp lớn vào mục tiêu xây dựng thương hiệu.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ 5 bước trong quy trình triển khai của Solution để hiểu rõ hơn về cách xây dựng bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp:
Bước 1: Nghiên cứu
Nghiên cứu là bước cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn và xác định chiến lược phát triển thương hiệu. Bước này bao gồm việc thu thập, phân tích và đánh giá các thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh và các yếu tố khác ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Để có được các thông tin này, Solution tiến hành khảo sát, phỏng vấn lãnh đạo doanh nghiệp, nhân viên để tìm hiểu sâu về thương hiệu hiện tại (hoặc thương hiệu muốn tới) và kết nối với mục tiêu cụ thể của dự án. Đội ngũ thiết kế cũng cần phải tìm hiểu về các xu hướng thiết kế mới nhất để có thể đưa ra các ý tưởng sáng tạo và phù hợp với xu hướng hiện đại.
Các dữ liệu được thu thập và phân tích sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, cũng như các đặc tính của thị trường và đối thủ cạnh tranh.
Trong đó, đặc biệt lưu ý tới thị trường mà doanh nghiệp nhắm tới.
Vì có nhiều doanh nghiệp công nghệ chỉ nhắm tới thị trường Châu Âu, Mỹ, Úc hoặc Nhật Bản… nên việc nghiên cứu sẽ phức tạp hơn bởi cần phải tìm hiểu văn hóa đặc trưng của thị trường mục tiêu.
Và có một điểm chung đối với các doanh nghiệp Solution đã hỗ trợ, đó là doanh nghiệp quan tâm tới việc thu hút nhóm khách hàng ở một vài thị trường nhưng vẫn cần kết hợp văn hóa Việt Nam và khả năng đáp ứng đa dạng thị trường trong tương lai.
Vì vậy, quá trình nghiên cứu tìm ra insight phù hợp để phát triển là vô cùng quan trọng để giúp doanh nghiệp đạt được thành công.
Kết quả của bước nghiên cứu sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như các nhà thiết kế đưa ra các quyết định đúng đắn trong việc phát triển bộ nhận diện thương hiệu, giúp đạt được mục tiêu mong đợi.
Bước 2: Đề xuất phát triển
Trong bước này, đội ngũ của Solution sẽ xem xét và đề xuất phương hướng phát triển thương hiệu phù hợp, việc này có thể dẫn tới hoạt động tinh chỉnh chiến lược thương hiệu tổng thể.
Sau đó, đội ngũ thiết kế sẽ xem xét và đưa ra các đề xuất các yếu tố nhận diện thương hiệu như tên gọi, logo, màu sắc, font chữ và hình ảnh.
Tại bước này, doanh nghiệp và nhà thiết kế cần thống nhất rõ ràng các phương hướng thiết kế, các tiêu chuẩn cũng như các mục tiêu cụ thể cần đạt được.
Đối với ngành công nghệ, việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu có thể cần thể hiện được các đặc trưng của ngành. Nhưng quan trọng hơn, bộ nhận diện thương hiệu cần phản ánh được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, điều có thể đưa doanh nghiệp đi xa hơn, giúp doanh nghiệp có thể mở rộng tốt hơn trong tương lai.
Màu sắc được lựa chọn cần tương phản và nổi bật, đồng thời phải phù hợp với đối tượng khách hàng của doanh nghiệp. Đặc biệt lưu ý đối với một thị trường đặc thù, tránh màu sắc liên quan đến nhận thức tiêu cực trong thị trường đó.
Font chữ cần được lựa chọn sao cho đồng nhất và dễ đọc, giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết thương hiệu.
Đề xuất phát triển cũng bao gồm việc xác định và phát triển các tài liệu liên quan đến thương hiệu như brand guidelines (quy chuẩn sử dụng thương hiệu), các ứng dụng của logo và màu sắc trên các nền tảng khác nhau. Các tài liệu này đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính nhất quán và đồng nhất của bộ nhận diện thương hiệu trên các kênh truyền thông và sản phẩm của doanh nghiệp.
Bước 3: Thiết kế & sáng tạo nhận diện thương hiệu
Solution phác thảo các ý tưởng và tiến hành thiết kế các concept nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh dựa trên bản nghiên cứu đã có.
Một số xu hướng thiết kế nhận diện ngành công nghệ hiện nay có thể kể đến như:
- Thiết kế đơn giản và tối giản: Từ Apple đến Google, nhiều doanh nghiệp công nghệ đang sử dụng thiết kế đơn giản và tối giản trong việc tạo ra nhận diện thương hiệu của mình. Các đường nét thẳng và góc cạnh được ưu tiên, và màu sắc thường chỉ sử dụng một hoặc hai màu đơn giản.
- Thiết kế dựa trên hình học: Thiết kế dựa trên hình học đã trở thành một xu hướng phổ biến trong ngành công nghệ – điện tử – viễn thông, nhất là trong các ứng dụng và trang web. Các hình khối đơn giản như hình tròn, hình vuông, tam giác được sử dụng để tạo ra các biểu tượng và đồ họa động thu hút sự chú ý của người dùng.
- Thiết kế phẳng (Flat design): Thiết kế phẳng đã trở thành một xu hướng thiết kế phổ biến trong các ứng dụng và trang web. Thiết kế phẳng không sử dụng các đường nét, màu sắc hoặc độ sâu để tạo ra các hiệu ứng 3D, thay vào đó tập trung vào sự tối giản và đơn giản.
- Đặc trưng kỹ thuật số: Các doanh nghiệp công nghệ cũng thường sử dụng các đặc trưng kỹ thuật số trong thiết kế nhận diện thương hiệu của mình. Các ký hiệu, biểu tượng và đồ họa được tạo ra dựa trên các thiết bị kỹ thuật số, bao gồm các chip, mạch điện tử và đèn LED.
- Màu sắc tươi sáng: Các doanh nghiệp công nghệ thường sử dụng màu sắc tươi sáng trong nhận diện thương hiệu của họ. Màu sắc tươi sáng như xanh dương, cam, xanh lá cây và hồng được sử dụng để tạo ra các biểu tượng và đồ họa thu hút sự chú ý của người dùng.
Trong quá trình thiết kế, đội ngũ thiết kế cần phải đảm bảo rằng các yếu tố như màu sắc, hình ảnh, kiểu chữ,… phải đồng bộ, phù hợp với nhau và với chiến lược thương hiệu đã được đề ra. Đồng thời, đảm bảo rằng bộ nhận diện thương hiệu sẽ phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau, từ các tài liệu văn phòng cho đến các trang web, ứng dụng di động và bao bì đóng gói.
3. Các lưu ý khi thiết kế Nhận diện thương hiệu ngành công nghệ
Tất cả các công ty trong ngành công nghệ đều muốn có một bộ nhận diện thương hiệu mạnh mẽ và phù hợp với xu hướng hiện tại.
Tuy nhiên, khi tiến hành thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho công ty trong ngành này, cần lưu ý một số điểm đặc biệt để đảm bảo sự độc đáo, phù hợp với giá trị của thương hiệu và thu hút được khách hàng như sau:
- Liên tưởng đến sản phẩm: Với ngành công nghệ, sản phẩm thường có nhiều tính năng và ứng dụng, vì vậy cần phải có một bộ nhận diện thương hiệu phù hợp để có thể liên tưởng đến sản phẩm theo cách đúng đắn và dễ dàng nhất.
- Tạo ra một thương hiệu gắn liền với công nghệ: Ngành công nghệ có sự phát triển rất nhanh chóng, do đó cần phải tạo ra một thương hiệu gắn liền với công nghệ, đồng thời đem lại cảm giác tin tưởng cho khách hàng.
- Tính hiện đại: Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cho công ty ngành công nghệ cần phải có tính hiện đại, phù hợp với thị hiếu của đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến.
- Tương thích với nhiều thiết bị và kênh truyền thông: Ngành công nghệ liên quan đến nhiều thiết bị và kênh truyền thông khác nhau, vì vậy cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu phù hợp với các kênh truyền thông như website, ứng dụng di động, thiết bị đầu cuối,…
- Sáng tạo: Trong một ngành công nghệ – điện tử – viễn thông đầy cạnh tranh, để thu hút khách hàng, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu cần phải sáng tạo, độc đáo và khác biệt.
- Đảm bảo tính nhất quán: Khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, cần đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống, bao gồm màu sắc, phông chữ, biểu tượng,…
- Chú trọng đến trải nghiệm người dùng: Trong ngành công nghệ, trải nghiệm người dùng đóng vai trò quan trọng, vì vậy cần thiết kế bộ nhận diện thương hiệu có sự tập trung nghiên cứu trải nghiệm người dùng để phát triển các thiết kế phù hợp.
Ngoài ra, đa số công ty công nghệ là Startup, gặp nhiều khó khăn về vốn, nhưng không vì thế mà không chú ý tới việc xây dựng thương hiệu, bởi chỉ cần nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp cũng có thể giúp bạn chào giá cao hơn, tăng cơ hội đấu thầu thành công.
Startup công nghệ tối thiểu cần có:
- Logo chuyên nghiệp
- Website mang dấu ấn thương hiệu
Vì là Startup, nên mục tiêu có thể ngắn hạn và cụ thể hơn. Do đó, có thể cân nhắc tới việc nhắm trực tiếp đến việc xây dựng nhận thức về sản phẩm, chuyên môn, thu hẹp mục tiêu để phù hợp hơn với nhu cầu cũng như ngân sách hiện có.