Phân biệt Bảo hộ Nhãn hiệu và Thương hiệu như thế nào?
“Nhãn hiệu” và “Thương hiệu” là những thuật ngữ thường thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đã có nhiều nhầm lẫn và tranh luận về hai thuật ngữ này. Tuy nhiên, về bản chất, cần khẳng định rằng “Nhãn hiệu” và “Thương hiệu” là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
1. Nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là thuật ngữ mang tính pháp lý nhằm chỉ các dấu hiệu phân biệt sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc khác nhau trong nội bộ cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc giữa các sơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu không đứng một mình mà luôn đi liền với một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ. Các dấu hiệu phân biệt trên nhãn hiệu bao gồm: chữ, hình vẽ, số, hình ảnh, màu sắc, biểu tượng,…)
Nhãn hiệu là tài sản của doanh nghiệp, có khả năng mang lại lợi ích cho chủ doanh nghiệp, thường được thấy trên sản phẩm, bao bì.
Ví dụ: Nhãn hiệu TOYOTA được phân biệt với nhãn hiệu HONDA cho lĩnh vực xe tô tô
Chẳng hạn, hãng xe nổi tiếng Honda sản xuất cùng một loại xe gắn máy nhưng với nhiều tên gọi và các loại khác nhau như Dream, Wave, SH, MSX, PCX, Air Blade, Blade, Lead, Vision, Future
Thế nhưng, nhãn hiệu chỉ thực sự trở thành tài sản của doanh nghiệp chỉ khi nhãn hiệu đó được đăng ký và chứng nhận bởi Cục sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Một doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ ch một hoặc nhiều nhãn hiệu khác nhau, với điều kiện đáp ứng được các tiêu chuẩn pháp lý theo quy định của pháp luật.
Do đã được luật hóa nên việc đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ thể trong Luật sở hữu trí tuệ, còn việc bảo hộ thương hiệu thường phức tạp hơn.
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho khách sạn Chariot
2. Thương hiệu là gì?
Khác với nhãn hiệu, thương hiệu là thuật ngữ không được luật hóa nhưng lại được sử dụng khá phổ biến, có khi còn bị lạm dụng. Thương hiệu thường dùng để chỉ nhóm dấu hiệu đặc trưng thể hiện uy tín và sức cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Trong nhiều trường hợp, một thương hiệu có thể chính là một nhãn hiệu, thậm chí là các chỉ dẫn đại lý hoặc tên thương mại của một doanh nghiệp.
Thương hiệu của một công ty thường bao gồm cả các đối tượng sở hữu trí tuệ khác như nhãn hiệu, quyền tác giả và cả những đối tượng khác không phải là quyền sở hữu trí tuệ như uy tín, chất lượng, phương thức phục vụ, chăm sóc khách hàng của công ty đó.
Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ định nghĩa một thương hiệu là “Một tên, thiết kế, biểu tượng, hoặc bất kỳ tính năng khác để phân biệt sản phẩm, dịch vụ của người bán này với sản phẩm và dịch vụ của người bán khác. Một thương hiệu có thể xác định một sản phẩm, một chuỗi các sản phẩm, hoặc tất cả các mặt hàng của người bán”.
Khái niệm thương hiệu của các Marketer có thể là khác nhau nhưng đều cho thấy rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu đặc biệt là xây dựng và thiết kế bộ nhận diện thương hiệu như một lợi thế cạnh tranh hữu hiệu nhất, duy trì được quyền lực của công ty thời hiện tại và tạo nền tảng cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Có ai đó đã nói rằng: “Thương hiệu là một bài thơ, là một lời hứa trong tình yêu. Lời hứa ấy giúp tình yêu thêm gắn kết, làm người yêu của bạn có cảm giác an toàn. Và khi lời hứa đó đủ sức ảnh hưởng, tình yêu đó đủ lớn, thì bao nhiêu họ cũng bỏ.”
CÔNG TY CP QUẢNG CÁO GIẢI PHÁP VIỆT NAM (SOLUTION)
Hotline: 0912525577 - 0976602468
Email: contact@solution.com.vn
Website: http://solution.com.vn/